QUẾ – Loại cây thân gỗ là loại gia vị lâu đời nhất trên thế giới, có nhiều ở Việt Nam

Một loại cây gỗ quý hiếm của thế giới Việt Nam đang sở hữu rất nhiều là cây quế. Loài cây này chỉ có rất ít quốc gia trồng được, chủ yếu có tại một vài khu vực bao gồm Indonesia, Trung Quốc và Srilanka. Tại Việt Nam, quế được trồng ở các tỉnh như Yên Bái, Lào Cai, Bắc Kạn, Quảng Ninh, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Thái Nguyên với diện tích trồng quế của Việt Nam lên tới 180.000 ha.

Theo số liệu thống kê từ Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), xuất khẩu quế của Việt Nam tháng 7 năm 2024 đạt 9.871 tấn, kim ngạch đạt 27,3 triệu USD.

Lũy kế trong 7 tháng đầu năm, Việt Nam xuất khẩu được hơn 54.000 tấn quế, tương đương 154,1 triệu USD, tăng 6% về lượng và tăng 0,2% về kim ngạch. Prosi Thăng Long là doanh nghiệp xuất khẩu đứng đầu đạt 7.660 tấn, chiếm 14%.

Cùng với hạt tiêu, cà phê, Ấn Độ liên tục lùng mua loại cây gia vị lâu đời của Việt Nam, thu về trăm triệu USD từ đầu năm- Ảnh 2.

Ấn Độ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của quế Việt Nam, đồng thời nước ta cũng là nhà cung cấp lớn nhất cho Ấn Độ. Riêng năm tài chính 2022 – 2023 Việt Nam đã xuất khẩu hơn 32.000 tấn quế, chiếm 85% lượng quế nhập khẩu của Ấn Độ.

Theo đánh giá, quế Việt Nam được ưa chuộng tại Ấn Độ do hàm lượng tinh dầu tốt, có hương vị đặc trưng. Hiện Ấn Độ nhập khẩu quế từ Việt Nam với 2 mục đích, bao gồm chế biến tiêu thụ trong nước và chế biến để xuất khẩu.

Quế là loại gia vị lâu đời nhất trên thế giới. Nó được phát hiện và sử dụng đầu tiên ở Trung Quốc. Sau đó lan sang châu Âu và đi khắp thế giới bằng con đường giao thương buôn bán. Thông thường, những rừng quế thấp thì chỉ khoảng 3-5 năm là người dân có thể thu hoạch. Tuy nhiên đối với sản phẩm chất lượng cao thì yêu cầu cây quế phải trên 15 năm tuổi. Tất cả bộ phận của cây quế như vỏ, lá, hoa, gỗ, rễ đều có thể dùng được.

Để tăng thị phần gia vị Việt Nam tại thị trường thế giới, theo các chuyên gia bên cạnh các sản phẩm thô, cần đa dạng hóa sản phẩm gia vị phục vụ ngành công nghiệp thực phẩm, hóa mỹ phẩm, dược phẩm…

Thực tế cây gia vị không chỉ đem lại giá trị kinh tế mà còn là nguồn gen quý, giúp xóa đói giảm nghèo, góp phầm bảo tồn đa dạng sinh học dưới tán rừng… Đây là những yếu tố quan trọng mà các doanh nghiệp có thể đưa vào để quảng bá sản phẩm gia vị Việt Nam trước xu hướng tiêu dùng xanh, bảo vệ môi trường, giảm phát thải.

Một trong những sản phẩm từ quế đang đối mặt với nhiều rào cản phải kể đến mặt hàng tinh dầu quế. Vào cuối năm 2023 với giá bán chỉ từ 280 – 330 triệu đồng/tấn. Nguyên nhân của mức giá giảm là do sản phẩm tinh dầu quế khó tiêu thụ, giá bán thấp, mặt hàng này không xuất khẩu được bởi những quy định chưa phù hợp.

Trong vài tháng trở lại đây, giá tinh dầu quế bắt đầu tăng, hiện giá bán ở mức 360 – 400 triệu đồng/tấn. Theo dự báo, mức giá này sẽ tiếp tục được cải thiện khi vướng mắc về quy định mã hàng xuất khẩu được các ngành chức năng tích cực phối hợp tháo gỡ.

Như Quỳnh

Nhịp sống thị trường

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*